Hiện tượng “chưa có tiền lệ”
Bệnh nhân mắc Covid-19 của bác sĩ Kathryn Hibbert trong phòng chăm sóc tích cực đang trong tình trạng không ổn định. Khi huyết áp của bệnh nhân tăng cao, cô đã đặt một ống tĩnh mạch vào động mạch ở cổ tay bệnh nhân. Tuy nhiên một cục máu đông đã làm tắc đường ống.
Một bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị trong phòng chăm sóc tích cực ở bệnh viện Institut Mutualiste Montsouris (IMM) tại Paris, Pháp ngày 6/4. Ảnh: Reuters
Thất vọng vì lần đầu tiên không thành công, bác sĩ Hibbert cố gắng thử làm lại với một đầu kim mới. Kết quả là một cục máu đông khác lại tiếp tục làm tắc đường ống này. Phải mất tới 3 lần, bác sĩ mới hoàn thành mũi tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân trên.
"Bạn chỉ thấy máu vón cục ngay trước mắt bạn. Rất hiếm khi điều này xảy ra dù chỉ 1 lần và càng hiếm xảy ra hơn khi lặp lại ở lần thứ 2", bác sĩ Hibbert, Giám đốc phòng chăm sóc tích cực (ICU) tại Bệnh viện Massachusetts (Mỹ) cho biết.
Bác sĩ Hibbert và các bác sĩ khác đang nhận thấy một số bệnh nhân mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng xuất hiện các cục máu đông, một hiện tượng có thể đe dọa đến tính mạng của họ nếu cục máu đông này đi vào tim hoặc phổi.
“Số lượng các ca bệnh liên quan đến máu đông tôi quan sát thấy trong ICU, tất cả đều liên quan đến bệnh nhân mắc Covid-19, là một điều chưa từng có tiền lệ. Các vấn đề máu đông dường như xảy ra phổ biến ở các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng", Jeffrey Laurence - một bác sĩ huyết học tại Bệnh viện Weill Cornell ở thành phố New York cho biết.
Laurence và các đồng nghiệp của ông cũng đã nghiên cứu kết quả giải phẫu 2 bệnh nhân mắc Covid-19 và phát hiện ra các cục máu đông có trong phổi của họ và thậm chí ngay dưới bề mặt da. Họ cũng ghi nhận trường hợp xuất hiện các cục máu đông dưới da ở 3 bệnh nhân mắc Covid-19 vẫn còn sống khác.
Tại Hà Lan, một nghiên cứu cho thất tỷ lệ máu đông "cao khác thường" ở những bệnh nhân mắc Covid-19 trong ICU.
Một tổ chức quốc tế bao gồm các chuyên gia đến từ hơn 30 bệnh viện cũng đang thảo luận về vấn đề này. Họ đã đưa ra kết luận rằng: Không rõ nguyên nhân chính xác vì sao nhưng các bệnh nhân mắc Covid-19 có nguy cơ xảy ra tình trạng máu đông cao hơn.
"Đây là một trong những câu hỏi được thảo luận nhiều nhất về căn bệnh này hiện nay", Michelle Gong - người đứng đầu khoa chăm sóc tích cực tại Trung tâm Y tế Montefiore ở thành phố New York cho biết.
Không phải tất cả các bệnh viện đều xuất hiện các trường hợp này nhưng họ vẫn rất lo ngại.
"Đó là một sự khác thường và chúng tôi đang suy nghĩ liệu có phải hiện tượng trên là một trong những lý do khiến những bệnh nhân mắc Covid-19 này tử vong hay không", bác sĩ Todd Rice - giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville đánh giá.
Tỷ lệ máu đông "đáng báo động"
Phải điều trị trong phòng chăm sóc tích cực, ốm nặng và vẫn phải nằm trên giường bệnh là những điều kiện "lý tưởng" để các cục máu đông xuất hiện dù ở bất kỳ bệnh nhân nào.
"Thậm chí trước khi dịch Covid-19 xảy ra, chúng tôi cũng có những cảnh báo cao về tình trạng máu đông trong ICU bởi các bệnh nhân ở đây có nguy cơ cao gặp phải hiện tượng này", Gong cho biết.
Kể cả vậy, các bác sĩ vẫn cho rằng các bệnh nhân mắc Covid-19 dường như xảy ra tình trạng này nhiều hơn so với các bệnh nhân khác phải điều trị trong ICU.
Một nghiên cứu của Hà Lan trên 184 bệnh nhân mắc Covid-19 phải điều trị trong ICU cho thấy hơn 20% gặp phải các vấn đề về đông máu. Một nghiên cứu trên 81 bệnh nhân tại Vũ Hán, Trung Quốc cũng cho kết quả là 25% bệnh nhân gặp phải tình trạng này.
Bác sĩ Behnood Bikdeli, người hỗ trợ điều phối liên minh quốc tế gồm các bác sĩ nghiên cứu về vấn đề đông máu đã gọi những con số này là "đáng báo động".
Bác sĩ Bikdeli tại Trung tâm Y tế Irving thuộc Đại học Columbia nhận định có 3 lý do chính giải thích tại sao các bệnh nhân mắc Covid-19 đặc biệt có nguy cơ cao bị đông máu.
Thứ nhất là do phần lớn các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng có các bệnh nền khác như tiểu đường, tim mạch và huyết áp cao. Những bệnh nhân này dù mắc Covid-19 hay không cũng có nguy cơ bị đông máu cao hơn so với các bệnh nhân khác.
Thứ hai, một cách khiến virus corona chủng mới có thể khiến bệnh nhân tử vong là thông qua "cơn bão cytokine", khi mà cơ chế phản ứng miễn dịch của cơ thể diễn ra. Các bệnh nhân trải qua "cơn bão" này do virus corona, virus cúm hay bất kỳ lý do nào khác đều có nguy cơ đông máu cao hơn.
Lý do thứ ba là có một điều gì đó bên trong chính virus SARS-CoV-2 khiến hiện tượng này xảy ra.
Các bác sĩ nhận định rất khó để biết chính xác điều gì diễn ra đằng sau hiện tượng họ chứng kiến ở các bệnh nhân mắc Covid-19 trong ICU.
"Cảm giác mách bảo tôi rằng có lẽ có một tập hợp các bệnh nhân mắc Covid-19 thực sự trải qua hiện tượng đông máu bất thường này và điều đó đang diễn ra thường xuyên hơn chúng ta nghĩ", Hibbert cho biết.
Dù vậy, bác sĩ này cũng nhận định thêm rằng cảm giác ấy có thể không chính xác và cần có thêm các nghiên cứu khoa học để đi đến câu trả lời cuối cùng về việc tình trạng đông máu xảy ra thường xuyên như thế nào ở các bệnh nhân mắc Covid-19.
“Đau đầu” giải mã
Trong khi áp dụng một lượng nhỏ chất pha loãng máu để ngăn chặn máu đông có thể không có rủi ro lớn thì biện pháp này có thể không đủ để ngăn chặn tình trạng máu đông ở một số Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu dùng liều lượng lớn hơn, điều đó có thể khiến bệnh nhân chảy quá nhiều máu và dẫn đến tử vong.
Điều này đã đặt các bác sĩ trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Các bác sĩ ở Harard đề xuất cần tiến hành một nghiên cứu trên quy mô lớn về chất pha loãng máu với các bệnh nhân này.
Laurence cho biết bởi vì điều trị máu đông phải rất khéo léo nên ông muốn xác định điều gì đã gây nên tình trạng trên.
"Chúng tôi đang cố gắng xác định điều gì đã gây nên hiện tượng này. Có một tình trạng máu đông vượt mức ở các bệnh nhân mắc Covid-19 và chúng tôi đang nỗ lực tìm hiểu".
Trong khi các nghiên cứu về vấn đề này đang được sắp xếp, các bác sĩ đang theo dõi thêm tình trạng các bệnh nhân mắc Covid-19 của họ.
Hibbert cho biết một y tá gần đây phải liên tục sử dụng thuốc chống đông máu gọi là heparin để điều trị cho 1 bệnh nhân mắc Covid-19 trong khi bệnh nhân này phải chạy thận do các cục máu đông liên tục gây tắc đường ống trong máy.
"Chúng tôi phải có một y tá bên giường bệnh để cho bệnh nhân dùng heparin giúp máy không bị tắc nữa. Hiện tượng đó rất hiếm xảy ra", bác sĩ Hibbert cho biết.
"Đây chỉ là một trong nhiều thách thức trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân nguy kịch và chúng ta phải cố gắng xác định liệu những gì chúng ta đang chứng kiến bên giường bệnh là hiếm gặp, xảy ra tình cờ hay là một phần trong các triệu chứng của bệnh. Điều này có thể sẽ thay đổi cách điều trị của chúng ta", Hibbert nhận định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét