"Tôi không biết từ lúc nào, hình ảnh nhân viên y tế trong tâm trí chúng ta đã gắn với những bộ đồ bảo hộ" - tờ Nhật báo Quảng Châu mở đầu khi viết về các bác sĩ trong tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19.
Tiếp đó, nhóm phóng viên đã cho một số nhân viên y tế ở Vũ Hán xem ảnh chụp chân dung của mình khi tháo xuống đồ bảo hộ nặng nề. Họ cũng được đề nghị kể ra những tâm sự đã bị dồn nén bấy lâu nay. Các câu chuyện của họ vừa tràn đầy niềm tin về một chiến thắng vĩ đại nhưng cũng chất chứa nỗi ưu tiên phiền muộn đời thường, đã khiến nhiều độc giả đồng cảm và xúc động.
"Khi đến Vũ Hán, tôi thở dài và la hét"
Wu Zhangming, sinh năm 1988.
"Trong hình quả là một ông chú mà...
Lúc mới mặc đồ bảo hộ, tôi còn không thể thở bình thường. Nhưng khi đã quen với nó, tinh thần tôi đã ổn định và không còn vướng bận gì nữa khi bắt tay làm việc.
Tôi đã đặt máy quay ghi lại hình ảnh của mình hồi mới đến Vũ Hán: liên tục thở dài và la hét! Một người bạn hỏi tại sao lại cáu bẳn như thế, tôi đáp rằng tâm trạng của mình rất phức tạp, không biết phải nói thế nào.
Tôi đã thấy những dòng nhắn gửi do từng người trong chúng tôi viết, được treo trên tòa nhà bệnh viện. Và tôi đã khóc. Hãy vững tâm - các bạn phải bảo vệ chính mình và cùng nhau chiến thắng!".
"Mặc đồ bảo hộ, tôi suýt nôn nhưng không thể..."
Zeng Dongyu, sinh năm 1991.
"Cảm giác khi mặc đồ bảo hộ à? Lần đầu tiên tôi đã muốn nôn và dịch đã trào lên tận cổ, nhưng tôi không thể vì sẽ làm bẩn cả bộ đồ, lãng phí dụng cụ y tế. Nên tôi đã kìm lại... Kính bảo hộ nhiều lúc khiến gò má rất đau. Tôi không biết mình đã quen với nó hay chưa, nhưng chắc cũng ổn.
Tôi không nói với mẹ là mình đến Vũ Hán, sức khỏe của bà không tốt lắm. Tôi chỉ trò chuyện với bố. Một lần, mẹ hỏi đang làm việc như thế nào, tôi chỉ có thể đáp đại khái rằng: 'Cũng tốt ạ'".
"Cởi đồ bảo hộ ra, tôi thấy nhẹ nhõm: Giỏi lắm, cậu đã chiến thắng bản thân một lần nữa"
Zeng Dongyu, sinh năm 1982.
"Bên cạnh áp lực công việc còn là nỗi lo thiếu dụng cụ bảo hộ. Mặc dù trán bị bó sát và những vết hằn trên mặt rất khó chịu, chúng tôi phải cố gắng chấp nhận. Bởi vì chúng tôi không thể nao núng! Không bao giờ được nghĩ về chuyện đó.
Mỗi khi thay đồ và chuẩn bị đẩy cánh cửa vào phòng bệnh, tôi tự động viên bản thân. Còn khi cởi đồ bảo hộ, tôi thấy nhẹ nhõm: Tốt lắm, mày đã chiến thắng bản thân một lần nữa!
Tôi không nói chuyện mình đến Vũ Hán với bố mẹ, cũng không dám gọi video vì sợ bị 'bại lộ'. Mỗi lần mẹ đòi gọi video, tôi đều nói con đang bận, đợi khi khác... Bố của con trai tôi cũng đang ở bệnh viện, chỉ có thể theo dõi con học bài từ xa. Chúng tôi nhớ nhau rất nhiều. Tôi và con trai chưa bao giờ xa nhau lâu đến thế, nó cứ khóc mỗi lần gọi điện...".
"Nóng bức, đổ mồ hôi liên tục mỗi lần phải di chuyển"
Li Jie, sinh năm 1987.
"Tôi nghĩ vết hằn trên mặt mình không rõ lắm vì có quá nhiều thịt mà!
Đồ bảo hộ khiến chúng tôi nóng bức và đổ mồ hôi mỗi khi chuyển động. Dụng cụ bảo hộ là thứ khó khăn nhất để mang lên người: chúng cần phải che chắn kĩ trên đè rất sát vào mặt. Mới đầu cũng ổn, nhưng khi làm việc suốt 2-3 giờ, áp lực đó sẽ trở nên cực kỳ khó chịu.
Dù vậy tôi muốn nói với gia đình, bạn bè, những ai đang lo lắng cho chúng tôi - rằng đừng lo. Chúng tôi sẽ bảo vệ bản thân mình, cùng nhau cố gắng và đẩy lùi dịch bệnh".
"Mặc đồ bảo hộ như ở trong phòng tắm hơi ấy"
Kong Peiwen, sinh năm 1995.
"Quá xấu, nhìn mấy nếp nhăn này khiến tôi phát khiếp.
Mặc đồ bảo hộ giống như trong phòng tắm hơi vậy - nóng và ẩm ướt. Khi đang quay cuồng với công việc, dù không thể làm cơ thể mát hơn, tay tôi cứ bất giác giơ lên quạt quạt trước mặt. Tôi có thể ngửi thấy mùi mồ hôi của mình khi cúi xuống lấy thứ gì đó, và lúc ấy hơi nước cũng bốc lên làm mờ kính.
Nhưng không sao, mùa xuân đang đến và tôi sẽ trở lại làm việc".
"Đã quá lâu tôi quên cảm giác được làm một đứa trẻ bên mẹ và gia đình"
Zhang Zhibo, sinh năm 1993.
"Đây là tôi sao? Khác biệt quá lớn luôn đấy.
Tôi đến từ Cam Túc, sống xa nhà đã 6 năm. Năm ngoái tôi không nghỉ phép, định dồn hết về thăm gia đình dịp Tết. Thế rồi các kế hoạch đảo lộn cả...
Ban đầu khi biết tôi không về, mẹ phản ứng rất dữ dội. Bà khóc và nói rằng lí do có bữa ăn đoàn viên là để cả nhà cùng quây quần bên nhau, chứ không phải lao đầu làm việc ở nơi nguy hiểm như vậy.
Tôi phân tích cho mẹ rằng đó là trách nhiệm của nhân viên y tế. Hơn nữa, tôi không chỉ có một mình mà xung quanh là những đồng nghiệp xuất sắc. Tôi sẽ không bị đánh bại. Mặc dù khó khăn vẫn luôn chồng chất, tôi sẽ không chùn bước. Sau này, may là mẹ tôi đã dần thông cảm hơn.
Tôi hi vọng dịch bệnh sẽ sớm qua đi để có thể về nhà. Đã quá lâu tôi quên cảm giác ra ngoài kia, trở về như một đứa trẻ".
*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm
tại đây.
Tạm kết (lời Nhật báo Quảng Châu)
Không chỉ nặng nề và oi bức, đồ bảo hộ còn che đi nhận diện của mỗi người. Đến những đồng nghiệp thân thiết nhất cũng chỉ có thể nhận ra nhau thông qua bảng tên, nói gì tới bệnh nhân.
Y bác sĩ mặc đồ bảo hộ trong vài tiếng đồng hồ, nhưng đã đủ thay đổi ngoại hình của họ: cơ thể đẫm mồ hôi, thân xác rã rời, điều kinh khủng nhất là những vết hằn trên khuôn mặt do kính và khẩu trang chuyên dụng gây ra. Trong một số trường hợp, vết hằn ấy sẽ không phai suốt nhiều ngày. Khi gỡ khẩu trang ra, nhiều nhân viên y tế không muốn nhìn, hoặc không dám nhìn mình trong gương, họ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog xấu hổ và sợ hãi.
Thế nhưng những khuôn mặt ấy mới là đẹp nhất: hạnh phúc, bình tĩnh, tự tin, chắc chắn... Nhiều gương mặt vẫn còn rất trẻ nhưng đã tích lũy thêm kinh nghiệm trong cuộc chiến ác liệt với Covid-19. Họ là những người chồng, vợ, con hay người bạn. Cởi bộ đồ bảo hộ ra, họ trở về nhà, yêu ai đó và cũng được yêu thương. Họ nói mình không phải anh hùng gì cả, chỉ là làm tốt công việc được giao.
Phải, họ không sinh ra như những người hùng trên thế giới này. Có điều, một vài người bình thường đã phải đứng lên và bước ra tuyến đầu để bảo vệ mọi người!
(Theo Guangzhou Daily)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét